Jul 24, 2011

Ngô Vĩnh Long, Vietnamese Historian, University of Maine, USA

Presenting Vietnamese Personalities

Professor Ngô Vĩnh Long, First Vietnamese student at Harvard, Director of Cambridge Archives on Vietnam.

Ngô Vĩnh Long là một trong những học giả Việt kiều nổi tiếng tại Mỹ, nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, Đông Á, quan hệ châu Á - Mỹ. Ông hiện là giáo sư giảng dạy tại khoa lịch sử trường Đại học Maine, thành phố Orono, bang Maine (Mỹ)[1]

Tiểu sử

Ông sinh năm 1944 tại tỉnh Vĩnh Long, cha của ông là người quê Từ Sơn, Bắc Ninh di cư vào Nam sinh sống, cha ông từng hoạt động cách mạng, tham gia kháng chiến chống Pháp [2]

Đỗ tú tài với điểm rất cao, Ngô Vĩnh Long là lứa đầu tiên tham gia phong trào sinh viên yêu nước ở Sài Gòn, biểu tình chống chế độ Nguyễn Khánh. Cùng lúc ấy, ông thi lấy học bổng của Trường Đại học Harvard, và người Việt Nam duy nhất thi đỗ là ông. Lúc đó chưa có người Việt Nam nào học ở Harvard.[3]

Vào năm 1964 ông sang Hoa Kỳ du học, sự kiện đáng nhớ nhất trong thời trẻ ở đây là việc cùng với một nhóm các sinh viên Việt Nam khác vào ngày 10.2.1972 đã chiếm giữ toà lãnh sự của chính quyền Sài Gòn ở New York trong lúc các nhân viên chính quyền Sài Gòn đang ăn trưa nhằm đưa ra các tuyên bố với thế giới những đòi hỏi của nhân dân Việt Nam…[4]

Sau khi tốt nghiệp trường ĐH Harvard, ông làm Tổng Giám đốc Trung tâm tài liệu VN ở Cambridge và hiện nay là giảng viên tại trường đại học Maine

Những đóng góp với Việt Nam

Từ năm 1968 đến 1975 ông đã viết trên 300 công trình lớn nhỏ, trong đó có ba cuốn sách. Cuốn sách 300 trang viết và được Viện MIT danh tiếng xuất bản năm 1968 rất đáng giá trong việc nghiên cứu nông thôn Việt Nam, cuốn ‘The Vietnamese Peasants under the French" (Tạm dịch: Trước CM: Người nông dân VN dưới chế độ Pháp thuộc)[5]

Những năm gần đây, cũng như một số trí thức Việt kiều khác ông cũng đã có nhiều bài viết về những vấn đề phát triển của Việt Nam với khu vực, nhất là với những sự kiện ngoại giao đa phương.

Ngoài các bài viết trên báo chí Việt Nam. Cũng như các trí thức Việt kiều khác, ông còn thường xuyên về nước tham gia các cuộc tọa đàm với những học giả trong nước về các vấn đề xã hội[6] và tham gia các cuộc hội thảo với các trường đại học trong nước về những vấn đề thời sự nóng bỏng trên thế giới hiện nay mà sẽ có những ảnh hưởng lớn đến kinh tế của một số quốc gia cũng như Việt Nam[7]

Useful links:
  1. ^ http://tintuc.xalo.vn/00-164746272/tranh_chap_bien_dong_dua_vao_dan_de_tranh_the_yeu.html
  2. ^ http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(116,28935)
  3. ^ http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(116,28935)
  4. ^ http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(116,28935)
  5. ^ http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(116,28935)
  6. ^ http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/12/761768/
  7. ^ http://www.ovsclub.com.vn/show_article.php?aid=13504&lg=vn

 (Source: http://vi.wikipedia.org)

 

No comments:

Post a Comment